Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
“ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” vâng chính vì thế mà đề tài viết về nhà giáo Việt nam bao giờ cũng sôi nổi nóng bỏng đầy khí phách nhiệt tình và tâm huyết. Những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách lối sống và tình yêu thương của người thầy, người cô theo dòng thời gian cứ nối tiếp dài thêm, dài thêm và như một sức mạnh vô hình đưa những con người thực sự của cuộc sống ngày hôm qua, hôm nay và mai sau len lỏi vào từng trang sách và chính nhân vật là thầy là cô ấy hay nói đúng hơn là những tác phẩm nghệ thuật sống ấy đã trường tồn được với thời gian.
Nhân dịp kỉ niệm ngày 20/11 - Ngày nhà giáo Việt Nam thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu tới toàn thể các thầy cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách “Nghề dệt sợi thương”. Sách được tuyển chọn và xuất bản bởi nhóm các nhà văn Hữu Thỉnh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường và Hoàng Minh Tường. Các tác phẩm đều tập chung ca ngợi công lao to lớn của nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo đề cao những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách và lối sống phản ánh các mối quan hệ với gia đình xã hội và đồng nghiệp biểu dương tinh thần tự học, ý thức tự đào tạo bồi dưỡng về tư tưởng chính trị chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo Việt Nam.
Lật từng trang sách trong cuốn Nghề dệt sợi thương, chúng ta sẽ dần cảm nhận được những dòng tâm tư đầy ý, đầy tình về nghề giáo, một nghề thật lắm cam go, nhọc nhằn mà cũng chứa đựng biết bao niềm vui và kỉ niệm. Các tác giả đã thể hiện trên tác phẩm của mình những trăn trở, những hoài niệm và cả những nỗi xót xa cho một đời đi dạy. Và trên hết, chúng ta vẫn sẽ nhận ra từng nụ cười hạnh phúc lấp lánh phía sau câu chữ khi mỗi câu chuyện đi vào hồi kết.
Với hơn 300 trang sách của hai mươi mốt tác phẩm truyện ngắn, Nghề dệt sợi thương đã chứng tỏ bút lực dồi dào của các tác giả.... Những chuyện ngắn được tuyển chọn trong cuốn sách đều ấm áp tình đời, tình người, tình thầy trò cao cả. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người trở con thuyền giáo dục của nước nhà là những người lái đò có phẩm chất ưu tú.
Chúng ta sẽ khám phá được nhiều điều hấp dẫn từ những trang sách trong Nghề dệt sợi thương và cũng sẽ cảm nhận cuộc sống bằng cái nhìn nhân hậu, cảm nhận con người trong lung linh xúc cảm đa chiều. Sách có tác dụng không chỉ từ nội dung mà còn ở nghệ thuật viết văn. Các bạn học sinh cũng sẽ học tập được cách kể chuyện, miêu tả hoặc trình bày cảm xúc từ những câu chuyện. Tập truyện ngắn này là một nốt nhấn trong bản trường ca về người thầy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nó chứng tỏ trong nghành giáo dục có một trữ lượng cây bút truyện ngắn và đề tài này là nguồn tiềm ẩn của nhiều sáng tác văn học.
Các bạn học sinh thân mến!
Chính thầy cô đó chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường sự nghiệp. Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha, người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta lên người. Đối với những học trò như chúng ta một lời chúc tụng dành tặng cho thầy cô trong ngày này là một món quà vô cùng quý giá, và sẽ còn quý giá hơn khi món quà tinh thần ấy là những bông hoa điểm 10 trong học tập mà chúng ta đạt được dành tặng cho thầy cô của mình. Tất cả chúng ta những học sinh của thế hệ hôm nay phải nỗ lực học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên để thể hiện mình trong cộng đồng và đó cũng là cách hay nhất để tri ân những công ơn của bao thầy cô giáo.
Hãy lật từng trang sách bạn đọc sẽ cảm thấy sự thú vị. Thư viện nhà trường xin trân trọng được giới thiệu cuốn sách “Nghề dệt sợi thương” cùng thầy cô và tất cả các bạn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo cô giáo sức khỏe, gia đình hạnh phúc và công tác tốt, có nhiều cống hiến hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, chúc các bạn học sinh ngày càng chăm ngoan, học giỏi.
SDD/295-296